Outline là gì? Các bước lên Outline trước khi viết content

Để xây dựng được bài viết chuẩn SEO, ấn tượng với người đọc thì Outline và Content của bài viết rất quan trọng. Chúng tôi sẽ cung cấp thông tin “Outline là gì” qua bài viết dưới đây.

Outline là gì?

Outline là dàn ý, xương sống của bài viết, bao gồm các ý chính quan trọng từ đó có thể triển khai thành một bài viết. Thiết lập outline giúp người viết nắm rõ được nội dung bài viết cần triển khai, tránh bị trùng lặp, thừa hoặc thiếu nội dung.

Outline content là gì?

Chúng ta vừa tìm hiểu khái niệm “Outline là gì” vậy khái niệm đó có gì khác với “Content Outline”. Content Outline là dàn ý bố cục của một bài viết, là nơi chứa tất cả các nội dung của một bài viết cần triển khai. Content Outline cần liệt kê các từ khóa chính, tiêu đề, xu hướng và phong cách mình sẽ viết để phù hợp với từng đối tượng mục tiêu. Khi có Content Outline người viết sẽ nắm được nội dung chính mình cần viết, tiết kiệm được thời gian cho việc chỉnh sửa hay bổ sung sau này. 

Lợi ích khi lập Outline trong Marketing

Một số lợi ích quan trọng khi lên một Outline trong Marketing như sau:

  • Tránh tình trạng thừa, thiếu nội dung: Khi lên Outline sẽ giúp người viết nắm rõ được các ý chính cần triển khai trong một bài viết. Dàn ý chuẩn sẽ sắp xếp các nội dung nhất quán tránh lặp lại, lan man gây thừa hoặc thiếu những nội dung quan trọng. 

  • Người viết có thể nắm bắt toàn bộ nội dung bài viết: Outline giúp người viết có cái nhìn tổng quan, toàn diện về nội dung bài viết mình cần triển khai một cách ngắn gọn và khoa học. Lên Outline không chỉ giúp người viết nắm chắc các ý chính, lựa chọn hướng đi phù hợp mà còn giúp người đọc nắm bắt được ý chính của bài viết. 

  • Tạo sự logic hợp lý, tránh sự trùng ý tưởng: Bằng việc lên Outline còn giúp người viết sắp xếp các ý chính, ý phụ theo một trình tự hợp lý, đảm bảo sự logic, thống nhất cho bài viết. 

  • Giúp người viết tiết kiệm thời gian, dễ chỉnh sửa, bổ sung bài viết: Ngoài việc giúp người viết tránh sự trùng lặp, Outline có cái nhìn tổng thể tiết kiệm thời gian khi viết bài, tránh gây thiếu nội dung, lặp đi lặp lại, dễ dàng thêm bớt nội dung một cách hiệu quả. 

Các thành phần chính của content outline 

Ngoài việc nắm rõ “Outline là gì” hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Content Outline của một bài viết sẽ có các thành phần chính nào dưới đây nhé.

  • Meta Title (Tiêu đề)

  • Meta Description (Đoạn mô tả)

  • Thẻ tag Heading là H1, H2, H3…

  • Keyword là các khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa LSI,…

  • Reference (Nguồn tham khảo).

  • Note (Ghi chú nếu có).

Quy trình thiết lập Content Outline chuẩn SEO

Các bước lên Content Outline cho bài viết

Các bước lên Content Outline cho bài viết

Sau khi nắm rõ được khái niệm “Outline là gì”, các thành phần có trong Content Outline, chúng ta sẽ tiếp tục đến quy trình thiết lập Content Outline bao gồm những bước nào như sau:

Bước 1: Xác định chủ đề và đối tượng người đọc bài viết

Xác định được đối tượng đọc bài viết giúp quá trình lên outline dễ dàng hơn. Mỗi bài viết sẽ có chủ đề khác khác nhau và hướng tới người đọc cũng khác nhau. Vì vậy, người viết cần nắm rõ đối tượng mình viết hướng tới là ai (nghề nghiệp, thói quen, sở thích), từ đó sẽ sử dụng văn phong phù hợp từng đối tượng để bài bài viết thu hút, ấn tượng với người đọc.

Bước 2: Nghiên cứu bộ từ khóa hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu

Đây là bước quan trọng và không thể thiếu trong quá trình lên outline. Đối với mỗi đối tượng, ngành nghề, độ tuổi sẽ có suy nghĩ tìm từ khóa khác nhau. Khi nghiên cứu từ khóa, người viết sẽ nắm bắt được bộ từ khóa phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Ngoài ra, cần phải phân bổ từ khóa hợp lý, mở rộng từ khóa phụ để tối ưu hóa bài viết.

Bước 3: Xem layout 5 - 10 bài viết đầu, tổng hợp thông tin

Sau khi nghiên cứu bộ từ khóa, người viết sẽ tìm kiếm từ khóa chính trên Google đọc tham khảo 5 - 10 bài viết đầu tiên để tổng hợp thông tin. Nghiên cứu bài viết của đối thủ người viết tham khảo bài viết của họ tránh trùng lặp những thẻ heading của bài viết khác và lên outline cho bài viết hoàn chỉnh hơn. 

Việc nghiên cứu kỹ các bài viết khác giúp người viết chắt lọc được những thông tin hữu ích, từ đó giúp bài viết tránh được những lỗi sai, lỗi lặp lại không đáng có. Từ những bài viết đó, người viết chọn lọc những thông tin hữu ích nhất, xây dựng bài viết sáng tạo, thu hút hơn.

Bước 4: Thiết lập Outline cho bài viết chuẩn SEO

Outline của bài viết gồm các thẻ heading 1, 2, 3 là các ý chính và ý phụ của bài viết. Từ khóa chính sẽ xuất hiện ở tiêu đề heading 1 và 2. Thẻ heading 3 sẽ có từ khóa mở rộng, ngắn nhất vào thẳng vấn đề. Thẻ heading 3 không bắt buộc phải chứa từ khóa, nếu có sẽ giúp bài viết được tối ưu hiển thị trên tìm kiếm hơn.

Việc tối ưu hóa từ khóa ở các thẻ heading giúp bài viết chuẩn SEO, hiển thị công cụ tìm kiếm trên Google. Thẻ heading H1 là tiêu đề chính, độ dài khoảng 65 ký tự và chứa từ khóa. Thẻ tag H2 và H3 là tiêu đề phụ có độ dài ngắn hơn H1 tối đa 12 ký tự.

Bước 5: Viết tiêu đề và mô tả bài viết

Ấn tượng đầu tiên thu hút người đọc ấn vào bài viết là tiêu đề của bài viết. Vì vậy, tiêu đề bài viết rất quan trọng, phải chứa từ khóa (nên đẩy từ khóa lên đầu) và có độ dài 65 ký tự (Google hiển thị tối đa 65 ký tự) giúp tăng thứ hạng hiển thị bài viết. Để tiêu đề bài viết thu hút hơn có thể dùng các con số, dùng câu hỏi, dùng từ gây ấn tượng mạnh…

Đoạn mô tả SEO bài viết

Đoạn mô tả SEO bài viết

Đoạn mô tả SEO (bên ngoài Google) hiển thị trên kết quả tìm kiếm. Đoạn mô tả không nên copy từ đoạn sapo mà nên làm mới hoàn toàn. Đoạn meta nên được viết ngắn gọn khoảng 160 ký tự và có chứa từ khóa chính.

Bước 6: Cần có từ khóa phụ và LSI keywords

Từ khóa phụ và LSI keywords là dạng mở rộng từ khóa chính, có cụm từ có nghĩa tương đồng với từ khóa chính, giúp bài viết đa dạng hơn hạn chế lặp lại từ khóa chính. Vì bài viết chứa nhiều từ khóa chính Google sẽ cho rằng bài viết đó bị spam. Từ khóa phụ, từ khóa LSI liên quan đến từ khóa chính để bài viết thu hút và tối ưu SEO hơn.

Bước 7: Mục tài liệu tham khảo

Tổng hợp danh mục tài liệu tham khảo

Tổng hợp danh mục tài liệu tham khảo

Tổng hợp thông tin tham khảo ở cuối outline để tăng độ uy tín và tin cậy cho bài viết. Các tài liệu tham khảo phải được chọn lọc từ các nguồn chính xác, đáng tin cậy, đưa thông tin các bài thống kê số liệu cần dẫn nguồn đầy đủ.

Bước 8: Kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện

Sau khi lên dàn ý bài viết, người viết cần kiểm tra lại xem dàn bài có trùng nội dung, tiêu đề và heading đã chứa từ khóa chính hay chưa. Từ đó, chỉnh sửa và hoàn thiện lại nội dung để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất.

Kết luận

Bài viết trên bao gồm các khái niệm, các bước lên outline. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm bắt được “Outline là gì?” và hiểu được nội dung các bước lên outline bài viết chuẩn SEO.

Bài viết cùng danh mục