Ngành Marketing là gì? Ra trường làm công việc gì?

Marketing là một bộ phận không thể thiếu trong kinh doanh. Trong xu thế hiện nay, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều cần đến Marketing. Vậy nên, ngành này được xem là một ngành siêu “hot”. Vậy ngành Marketing là gì? Tại sao nó lại mang sức hút đến vậy. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Ngành Marketing là gì?

Marketing là gì?

Vào thế kỉ XX, lần đầu tiên thuật ngữ Marketing được đưa vào từ điển tiếng Anh. Trong đó, từ này được cấu thành bởi hai phần. Thứ nhất là gốc “Market” có ý nghĩa là “chợ” hoặc “thị trường”. Thứ hai là hậu tố “ing” được hiểu là sự vận động, sự diễn ra. Nên suy ra, thuật ngữ “Marketing” được hiểu đơn giản, theo một nghĩa hẹp là hoạt động mang hàng hóa, sản phẩm ra chợ trao đổi, mua bán. 

Vậy hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0, ngành Marketing là gì? Marketing được hiểu theo một nghĩa rộng hơn là tất cả các hoạt động giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp đến tay của người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động đó bằng các biện pháp như tìm kiếm, nghiên cứu khách hàng, quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, tạo ra câu chuyện thương hiệu … 

Marketing bao gồm nhiều hoạt động

Marketing bao gồm nhiều hoạt động

Tại sao cần có Marketing?

Các giai đoạn trước khi nền kinh tế thị trường được hình thành thì một khu vực chỉ có rất ít chợ, và mỗi chợ cũng chỉ có rất ít người bán nên hoạt động của Marketing chưa thực sự mạnh mẽ. Nhưng những người bán hàng thời điểm đó cũng đã có những giải pháp Marketing cơ bản đầu tiên như đặt tên riêng cho các sản phẩm của họ, vẽ hình lên bao bì, rao bán bằng loa hoặc chọn những nơi đông đúc, nhộn nhịp để bán hàng. Đây là tiền thân của hoạt động Marketing.

Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện tại, hoạt động Marketing không chỉ đơn giản là mang hàng ra chợ nữa mà còn phải bao gồm rất nhiều mảng. Việc ngành Marketing mở rộng là điều tất yếu phải xảy ra bởi hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường có cùng đối tượng khách hàng. Vì vậy để có ưu thế hơn trong cạnh tranh thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có những chiến lược Marketing đúng đắn, tiếp cận được đúng tệp khách hàng và tạo ra dấu ấn riêng cho doanh nghiệp. 

Mọi doanh nghiệp đều cần có Marketing bởi Marketing giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu, tăng cao lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. 

Marketing giúp doanh nghiệp tăng cao lợi thế cạnh tranh

Marketing giúp doanh nghiệp tăng cao lợi thế cạnh tranh

Học Marketing ra trường sẽ làm gì?
Lĩnh vực Digital Marketing

Digital Marketing còn được gọi là tiếp thị số vì lĩnh vực này sử dụng các công cụ số, thiết bị điện tử và kết nối Internet để có thể quảng bá, kết nối với tệp khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn. Trong thời đại công nghệ hiện nay thì đây là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết. Thông qua các dữ liệu trực tuyến, Digital Marketing giúp doanh nghiệp đo lường được hiệu quả của các hoạt động Marketing mang lại. 

Digital Marketing sử dụng các công cụ số

Digital Marketing sử dụng các công cụ số

Lĩnh vực Truyền thông

Truyền thông trong Marketing được hiểu là truyền đạt các thông tin về sản phẩm, dịch vụ, sự kiện,.. của doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Hoạt động này nhằm thu hút và duy trì sự hứng thú của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Ngoài ra nó còn giúp xây dựng thương hiệu và rút ngắn chu kỳ bán hàng của doanh nghiệp nhờ tăng được trải nghiệm của khách hàng.

Marketing truyền thông giúp xây dựng thương hiệu

Marketing truyền thông giúp xây dựng thương hiệu

Lĩnh vực Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường hay có tên gọi khác là Marketing Research. Đây là hoạt động thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp kinh doanh. Trong đó bao gồm cả các thông tin về khách hàng, sản phẩm, đối thủ và phân khúc thị trường muốn hướng tới. 

Đích đến cuối cùng của nghiên cứu thị trường là giúp doanh nghiệp đánh giá đúng về nhu cầu của khách hàng, những cơ hội và thách thức đến từ thị trường và đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược đúng đắn để giành ưu thế trên thị trường, giảm các chi phí không đáng có và tối đa hóa lợi nhuận.

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá đúng nhu cầu khách hàng

Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá đúng nhu cầu khách hàng

Lĩnh vực Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện hay có thể gọi theo cách khác là Event Marketing. Hoạt động này nhằm mục đích xúc tiến bán hàng bằng các sự kiện liên kết với thương hiệu, doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp có thể trực tiếp tổ chức một sự kiện để quảng bá như sự kiện ra mắt sản phẩm mới, sự kiện khai trương chi nhánh, hội thảo, triển lãm thương mại, lễ kỷ niệm,... hoặc gián tiếp bằng cách tài trợ sự kiện. 

Khi trở thành nhà tài trợ của sự kiện thì các bên được tài trợ sẽ đưa thông tin doanh nghiệp, tên thương hiệu, logo, thông điệp, slogan lên các banner, standee của sự kiện. Từ đó, nhiều người sẽ biết đến doanh nghiệp hơn, tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp.  Tổ chức sự kiện giúp tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp

Tổ chức sự kiện giúp tăng độ nhận diện cho doanh nghiệp

Kết luận

Như vậy thông qua bài viết trên chúng ta đã biết được ngành Marketing là gì? Ra trường làm công việc gì? Hiện tại Marketing là một ngành nghề có vị trí vô cùng quan trọng và mang lại nhiều đóng góp cho doanh nghiệp. Vậy nên cơ hội việc làm trong ngành rất rộng mở. Chúc các bạn có đam mê với ngành này lựa chọn được hướng đi phù hợp.

Bài viết cùng danh mục