CTA là gì? Top 4 mẫu CTA hiệu quả nhất năm 2024
Khi triển khai một hoạt động chiến dịch marketing thì cụm từ “Call to Action” sẽ không còn xa lạ gì đối với các marketer. CTA đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch marketing. Chúng tôi mong bạn hiểu khái niệm và tầm quan trọng của “CTA là gì?” nhé.
CTA là gì?
CTA (gọi là Call to Action) được là nút kêu gọi hành động của khách hàng. CTA là bước tiếp theo các marketer mong muốn khách hàng hành động ngay sau khi đọc một bài viết hay một bài truyền thông. Nhằm mục đích tạo chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng hoặc kêu gọi tương tác của khách hàng trong chiến dịch marketing. Đó có thể là những cú click chuột, để lại số điện thoại hoặc email trong quảng cáo kêu gọi khách hàng thực hiện hành động.
Thông thường CTA sẽ được tiếp cận dưới dạng câu mệnh lệnh hoặc cụm từ kêu gọi hành động. CTA có thể đặt bất cứ nơi nào trên website miễn là vị trí phải phù hợp, thu hút khách hàng tăng tỷ lệ tiếp cận và chuyển đổi.
Ý nghĩa của CTA trong marketing
Sau khi tìm hiểu “CTA là gì”, dưới đây bạn sẽ nắm được nó quan trọng như thế nào trong chiến dịch marketing.
-
Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi: Tỷ lệ chuyển đổi càng cao thì lời kêu gọi và website hoạt động càng hiệu quả. Người làm marketing hiểu rõ được insight khách hàng để đưa ra lời kêu gọi chất lượng để khách hàng làm đúng theo lời kêu gọi của mình, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng mục tiêu.
-
Cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm: CTA là nút điều hướng khách hàng đi đến hành động tiếp tục đọc thêm thông tin hữu ích khác hay khuyến khích họ tương tác trên website. Nếu CTA ở đoạn cuối bài viết kêu gọi họ tiếp tục đọc thêm hay đăng ký email để biết thêm thông tin, khuyến khích họ tương tác với website. Điều đó giúp giữ chân được người đọc và cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng tìm kiếm của Google.
-
Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing: CTA là một phần quan trọng trong việc đo lường hiệu quả chiến dịch marketing. Những người làm marketing sẽ theo dõi các chỉ số thông qua số lượng hành động click chuột, để lại thông tin số điện thoại hay email. Ngoài ra, nắm bắt được số liệu có thể điều chỉnh giúp điều chỉnh chiến dịch marketing kịp thời.
Một số dạng CTA được sử dụng phổ biến
Các dạng CTA thường được dùng phổ biến hiện nay
Ngoài việc hiểu rõ khái niệm “CTA là gì” chúng ta cũng cần hiểu một số dạng CTA được sử dụng phổ biến hiện nay như sau:
-
CTA mốc thời gian: Đây là dạng CTA khẩn cấp gia hạn thời gian tạo sự khan hiếm, số lượng có hạn, kích thích hành động mua hàng ngay lập tức của khách hàng. Ví dụ: Chương trình khuyến mại chỉ diễn ra trong 2 ngày, bạn hãy nhanh tay ấn vào nút “Mua ngay” để nhận ưu đãi giảm giá 50%.
-
CTA tạo sự tò mò: Sử dụng những từ ngữ khơi gợi sự tò mò muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề, thông tin của khách hàng, khách hàng đặt ra nhiều câu hỏi. Từ đó, khơi dậy hành động click chuột vào phần đọc thêm nhằm mục đích tăng lượt truy cập website. Ví dụ: Bạn hãy ấn vào nút “Đọc thêm” để “Tìm hiểu cách viết content hiệu quả trong vòng 1 tháng”.
-
CTA sáng tạo: Người làm marketing được tự do sáng tạo tạo ra nhiều CTA thú vị hấp dẫn thu hút người dùng quan tâm đến website của mình.
-
CTA tạo ra giá trị và lợi ích: Người đọc rất quan tâm đến những giá trị và lợi ích mà mình sẽ nhận được là gì. Vì vậy, CTA cần truyền tải được thông điệp rõ ràng về những quyền lợi mà khách hàng nhận được. Từ đó, CTA sẽ làm tăng khả năng chuyển đổi và hành động mua hàng của khách hàng sẽ diễn ra nhanh hơn. Ví dụ: Bạn hãy ấn vào nút “Mua ngay” ngày hôm nay để được miễn phí ship toàn quốc.
-
CTA giúp giải quyết vấn đề: CTA nắm bắt được nỗi đau của khách hàng, đưa ra giải pháp giải quyết được vấn đề của khách hàng. Ví dụ: Đăng ký ngay hôm nay để đội ngũ bác sĩ chúng tôi tư vấn giúp bạn giảm tình trạng đau dạ dày.
Cách áp dụng CTA hiệu quả
Một số cách áp dụng CTA hiệu quả
như sau:
-
CTA nên để dạng nút: CTA để dạng nút là dạng những cụm từ kêu gọi hành động của khách hàng như: Mua ngay, Đăng ký ngay…CTA thu hút sự tò mò của khách hàng nên cần sáng tạo để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Một số câu lệnh thu hút sự chú ý của khách hàng
-
Thiết kế CTA phải nổi bật thu hút sự chú ý: Khách hàng thường ấn tượng với hình ảnh thiết kế đẹp, nổi bật. Vì thế, CTA được thiết kế sáng tạo, màu sắc phù hợp với thương hiệu thu hút sự chú ý của khách hàng.
-
CTA đặt vị trí phù hợp: CTA cần phải phân bổ đặt ở vị trí thích hợp và không nên đặt vị trí quá gần nhau. CTA có thể đặt ở đầu bài viết, ⅓ đoạn đầu và đặc biệt ở cuối phần nội dung để đạt hiệu quả tốt nhất.
-
Nội dung rõ ràng, khách hàng thấy giá trị mình nhận được: CTA lúc này cần phải rõ ràng để khách hàng cảm thấy rõ giá trị mình sẽ nhận được từ đó, sẽ có những hành động đưa ra quyết định của mình.
Một số loại CTA thường được sử dụng
Sau đây là một số mẫu CTA thường được sử dụng phổ biến hiện nay:
-
Thu thập thông tin
Mẫu CTA thu thập thông tin kêu gọi khách hàng để lại thông tin liên hệ để được tư vấn, giải đáp thắc mắc về dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp. Đây là mẫu thường được dùng tăng tỷ lệ chuyển đổi cao thành khách hàng tiềm năng.
-
Điền form đăng ký
Điền form đăng ký là mẫu được dùng để lại thông tin của khách hàng qua số điện thoại, email. Mục đích này để phục vụ chiến dịch marketing sau này. Để khách hàng để lại thông tin cho doanh nghiệp cần thiết kế thật nổi bật sáng tạo và để ưu đãi cho khách hàng như: Tặng tài liệu miễn phí, Tặng mã giảm giá khi mua hàng…
-
Nút CTA đọc thêm
Câu lệnh click đọc thêm thông tin
Nút “Đọc thêm” nhằm mục đích giữ chân khách hàng, tăng lượt truy cập cho website. Để khách hàng nhấn vào nút “Đọc thêm” cần phải viết đoạn văn kêu gọi thật sáng tạo, khơi gợi sự tò mò muốn biết thêm thông tin của khách hàng.
-
Nhận quyền lợi, ưu đãi
Người làm Marketing sẽ thiết kế banner có nội dung sáng tạo về chương trình khuyến mại và quyền lợi khách hàng kêu gọi hành động mua hàng ngay của khách hàng. Để tiếp cận khách hàng hiệu quả banner phải được đặt ở vị trí phù hợp, thu hút khách hàng để đạt hiệu quả hơn.
Lời kết
Hiện nay, CTA được khách hàng sử dụng rất đa dạng với nhiều mục đích khác nhau. Những thông tin trên sẽ giúp bạn sẽ hiểu được “CTA là gì” dùng công cụ này hiệu quả hơn trong công việc nhé.